THỰC HÀNH IN TRANH – HÌNH THỨC MĨ THUẬT MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 5 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ THÀNH PHỐ MỸ THO, TIỀN GIANG

Trong nội dung đổi mới Sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ở môn Mỹ thuật lớp 5 đã có một số bài học mang tính khuyến khích các em học sinh trải nghiệm thực hành mỹ thuật, sáng tạo, hợp tác và giao tiếp với nhau. Sự đổi mới đó cũng tạo cảm hứng cho giáo viên mỹ thuật trong việc hỗ trợ học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mỹ và bước đầu sáng tạo nghệ thuật. Nội dung thực hành in tranh trong chủ đề “Thiên nhiên tươi đẹp với Bài 1: Thiên nhiên trong tranh in” là một trong những bài học lý thú luôn được học sinh chờ đón. Thời gian qua, cô và trò trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã cùng nhau thực hiện theo kế hoạch bài dạy được xây dựng từ SGK và SGV mĩ thuật Lớp 5 đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

     

hình 1,2: Tạo khuôn từ giấy bìa và in tranh

Hình 3,4,5: Khuôn in từ giấy bìa và tranh in.

Tranh in là một hình thức nghệ thuật khá mới đối với các em học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Nếu như trước kia khi thực hành mĩ thuật, kết quả của các em tạo ra chỉ là tranh vẽ, tranh xé dán giấy màu, hay các sản phẩm được nặn tạo hình, thì nay có thêm kiến thức, kĩ năng thực hành mới là tạo khuôn và in tranh, hình thức và kĩ thuật in được nâng dần lên từ lớp 1 đến lớp 5.

Các em bước đầu làm quen với tranh in, hình thành một số tư duy về cách tạo khuôn cho tranh in bằng bìa giấy. Các em sẽ luyện tập thực hành với sự kiên trì khéo léo, cẩn trọng từ việc phác thảo nội dung, bố cục tranh, tạo khuôn in, thảo luận, lựa chọn nguồn vật liệu, họa phẩm phù hợp với ý tưởng, mục tiêu bài học đến việc tiến hành thao tác in, điều chỉnh để hoàn thiện sản phẩm.

 

Hình 6,7: Trải nghiệm in tranh và sản phẩm của học sinh.

Phương pháp in tranh thu hút và hấp dẫn các em, khi các em sẽ tự tay mình tạo ra sản phẩm phong phú đa dạng, sinh động thẩm mỹ và vô cùng ngộ nghĩnh đáng yêu. Cảnh vật thiên nhiên quen thuộc mà các em nhìn thấy hằng ngày như cây cối, nhà ở, trường học, đồng ruộng... sẽ được tái hiện và mô phỏng trên tranh với bố cục, hình ảnh, đường nét và sắc độ đậm nhạt để in màu hoặc in trắng đen, nhằm mục tiêu tạo được không gian, độ xốp và chất cảm trên bề mặt của sản phẩm mỹ thuật.

Tiết thực hành tạo khuôn và in tranh giúp các em khám phá được nhiều kỹ thuật khác nhau như vẽ, cắt dán hình tạo không gian, bố cục của bức tranh; cách sử dụng màu nước trong quá trình vẽ và in dập, lưu ý không dùng màu quá đặc, quá lỏng hay quá nhiều màu, để tạo ra sản phẩm không quá nhòe, quá cứng mà tạo ra độ xốp của bề mặt tranh in. Qua đó các em biết phân biệt sự khác nhau về hình thức của tranh in với tranh vẽ. Điều này giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo.

Việc phát triển tư duy hình ảnh, rèn luyện đôi tay khéo léo, bước đầu luyện tập kỹ năng in ấn ở mức độ đơn giản thông qua các sản phẩm tạo hình này sẽ giúp các em mạnh dạn hơn, biết liên hệ thực tế cuộc sống xung quanh, chủ động biểu đạt cảm xúc, tập cách thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật cũng là thể hiện vẻ đẹp trí tuệ. Các em tập vận dụng một số yếu tố, nguyên lý tạo hình để tạo ra sản phẩm, biết giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm với bạn bè và mọi người.

 

Hình 8,9,10: Cùng nhau chia sẻ, rút kinh nghiệm  về sản phẩm của mình, của bạn.

Thông qua hoạt động dạy học tích hợp liên môn, giáo viên lồng ghép hình thức thể hiện của sản phẩm mĩ thuật với các chủ đề giáo dục an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, giáo dục các em yêu quê hương đất nước và giữ gìn biển trời Tổ quốc, yêu trường lớp bạn bè, yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường, có ý thức tham gia giao thông an toàn, đúng luật v.v...

Hình 11,12: Bài học thú vị, học sinh tích cực hợp tác và chia sẻ cùng nhau.

Với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã chuẩn bị về phòng học và các tư liệu học tập, kinh nghiệm giảng dạy và quá trình thực hành mĩ thuật nhiều năm của giáo viên chuyên môn, cùng với sự hứng thú ngày càng tăng của học sinh, ngày càng đưa đến những kết quả đáng mừng trong giáo dục mĩ thuật, giúp học sinh hiểu, thực hành và lan tỏa giá trị của mĩ thuật trong cuộc sống.

Người viết: Võ Trần Thanh Hương

Sáng ngày 26/10/2024, tại Chi bộ trường Tiểu học Nguyễn Huệ đã diễn ra Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2024 – 2027, đây là đơn vị được chọn là đại hội chi bộ điểm. Đ/c Lê Ngọc HùngBí thư Đảng uỷ Phường 6 tham dự và chỉ đạo Đại hội.

 

Đ/c Lê Ngọc Hùng – Bí thư Đảng uỷ Phường 6 chúc mừng Đại hội.

Tại Đại hội đã báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết chi bộ nhiệm kỳ 2022 – 2024, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024 – 2027 và báo cáo kiểm điểm của Chi ủy Chi bộ nhiệm kỳ 2022 - 2024. Trong nhiệm kỳ qua, Chi bộ đã thực hiện công tác quản lí, chỉ đạo hoạt động thuộc lĩnh vực Giáo dục tiểu học, lãnh đạo xây dựng các điều kiện phục vụ cho dạy học, chất lượng giáo dục được giữ vũng và nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, những nhiệm vụ cụ thể trong công tác xây dựng Đảng, nâng cao tư tưởng  chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cũng được thảo luận nghiêm túc.

Đại hội đã bầu ra Chi ủy Chi bộ nhiệm kỳ 2024 – 2027 thể hiện tinh thần đoàn kết và thống nhất trong công tác lãnh đạo, quyết tâm phấn đấu đạt được những mục tiêu đã đề ra. Chi ủy chi bộ nhiệm kỳ mới gồm 05 đồng chí và Đ/c Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Huệ đã được Đại hội tín nhiệm bầu giữ chức Bí thư Chi bộ. Đồng chí Lê Ngọc Hùng – Bí thư Đảng uỷ Phường 6 đã biểu dương thành tích của Chi bộ trong nhiệm kỳ qua và bày tỏ kỳ vọng Chi bộ sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao góp phần đưa Trường Tiểu học Nguyễn Huệ phát triển vững mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Với sự thống nhất cao Nghị quyết đại hội, các đại biểu đều thể hiện quyết tâm xây dựng Chi bộ trong nhiệm kỳ mới luôn trong sạch, vững mạnh, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Kết thúc Đại hội, đ/c Lê Ngọc Hùng – Bí thư Đảng uỷ Phường 6 đã chủ trì họp cùng các đồng chí Bí thư các chi bộ trực thuộc nhằm rút kinh nghiệm và đảm bảo đại hội các chi bộ còn lại đạt kết quả tốt và đúng kế hoạch./.

                                                                                      Thanh Trúc

Trong thời gian qua, các tỉnh phía Bắc đã hứng chịu sự ảnh hưởng nặng nề cơn bão số 3 (siêu bão Yagi) những trận mưa lớn dồn dập, những trận lũ lụt kinh hoàng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho đồng bào nơi đây. Căn cứ vào Công văn số 712 -CV/ĐTN ngày 17/9/2014 của Ban Thường vụ Thành Đoàn Mỹ Tho, nhằm tuyên truyền giáo dục tới học sinh trong nhà trường phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc tinh thần “tương thân tương ái”  cùng chung sức đồng lòng ủng hộ đồng bào miền Bắc, Liên đội trường Tiểu học Nguyễn Huệ đã phát động chương trình “Tuổi trẻ Tiền Giang chia sẻ yêu thương” vận động ủng hộ khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.

Hưởng ứng chủ trương của nhà trường và Liên đội, tập thể đội viên của Liên đội đã tích cực chia sẻ yêu thương, gửi gắm tình cảm đầy trân trọng của mình tới đồng bào miền Bắc đang gặp khó khăn thêm chút đủ đầy giúp mọi người có thêm động lực để vượt qua khó khăn thử thách. Thời gian phát động từ ngày 17/9/2024, chỉ trong thời gian ngắn phát động ở các Chi đội, Liên đội đã thu được kết quả nhiều hơn sự mong đợi. Trong buổi chào cờ đầu tuần ngày 23/9/2024 toàn thể các em học sinh trong toàn Liên đội đã tiến hành quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra. Liên đội sẽ tiếp tục nhận ủng hộ đến ngày 26/9/2024.

Các lớp ủng hộ bão Yagi

Người viết bài

Trần Thị Lệ Quyên

Hội nghị cán bộ, viên chức là hoạt động thường niên của nhà trường, nhằm để báo cáo lại kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 – 2024 đồng thời cùng thống nhất xác định mục tiêu, biện pháp, chỉ tiêu thực hiện kế hoạch năm học 2024 - 2025. Đây cũng là cơ hội để nhà trường kiến nghị những quyền lợi chính đáng của công chức, viên chức và người lao động đối với các cấp lãnh đạo.

 

Hội nghị cán bộ, viên chức là hoạt động thường niên của nhà trường, nhằm để báo cáo lại kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 – 2024 đồng thời cùng thống nhất xác định mục tiêu, biện pháp, chỉ tiêu thực hiện kế hoạch năm học 2024 - 2025. Đây cũng là cơ hội để nhà trường kiến nghị những quyền lợi chính đáng của công chức, viên chức và người lao động đối với các cấp lãnh đạo.

Đồng chí Nguyễn Thị Nhung -  Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường đã đọc báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết Hội nghị CBVC năm học 2023 – 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2024 – 2025.

Đồng chí Phan Thị Tuyết Phương – Kế toán nhà trường báo cáo kế hoạch thu – chi tài chính của năm học 2023 – 2024 và năm học 2024 – 2025.

Đồng chí Lê Quốc Thiện – Trưởng Ban TTND lên thông qua Báo cáo của Ban thanh tra nhân dân năm học 2023-2024 và Phương hướng hoạt động năm học 2024-2025

Đồng chí Phạm Thị Minh Tú, Chủ tịch công đoàn trường, nêu tiêu chuẩn, yêu cầu Bầu ban TTND nhiệm kì 2024 – 2026 để giám sát, động viên, đôn đốc các CB,GV,NV nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ và  hoạt động nhà trường.

Tổ bầu cử gồm 03 đồng chí:

  1. Đồng chí: Văn Thanh Biên, Trưởng ban
  2. Đồng chí: Nguyễn Thị Nhung, Phó ban
  3. Đồng chí: Nguyễn Thị Kiều Diễm, Ủy viên, thư ký

Đã điều hành bầu cử Ban Thanh tra nhân dân một cách khách quan, công bằng, dân chủ bằng phiếu kín theo qui định;

   

         Kết quả các đồng chí trúng cử vào Ban Thanh tra nhân dân nhiệm kỳ 2024-2026 gồm 03 đồng chí:

       1. đ/c Dương Thành Sĩ

       2. đ/c Vũ Thị Mai Phương

       3. đ/c Phạm Thị Mộng Tuyền

Sau khi thông qua Nghị quyết, Hiệu trưởng và Chủ tịch công đoàn đã ký kết hợp đồng trách nhiệm để cùng thực hiện thắng lợi nghị quyết mà Hội nghị đã đề ra.

Hội nghị cán bộ viên chức năm học 2024 - 2025 của trường Tiểu học Nguyễn Huệ đã thành công tốt đẹp./.

                                                          Nguời viết: Bùi Thị Tuyết Xinh

Được sự cho phép của Uỷ ban nhân dân thành phố Mỹ Tho, thực hiện công văn số 3370/UBND-VP ngày 31/7/2024 Trung tâm đào tạo nghệ thuật tình thương bồi dưỡng tài năng trẻ thành phố Đà Nẵng đã đến giao lưu, biểu diễn văn nghệ hoà nhập cộng đồng tại các đơn vị trường học trên địa bàn thành phố Mỹ Tho.

Vào lúc 13 giờ 40 phút,  ngày 17 tháng 9 năm 2024 Đoàn nghệ thuật tình thương ở Đà Nẵng đã đến trường Tiểu học Nguyễn Huệ  thành phố Mỹ Tho.

Với sự chào đón nhiệt tình và trân quý của Ban giám hiệu, sự mong chờ đầy háo hức của thầy và trò trường Tiểu học Nguyễn Huệ để được giao lưu và thưởng thức văn nghệ của những tài năng trẻ hoà nhập.

   

Những tài năng trẻ ấy không may bị “khuyết tật cơ thể” nhưng họ luôn có một tâm hồn đẹp, vẫn tràn đầy nghị lực, vượt qua nỗi đau, vươn lên trong cuộc sống, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Họ đã truyền cảm hứng đến mọi người qua tiếng đàn, tiếng hát, tiếng sáo trúc du dương trầm lắng đi vào lòng người và tiếp thêm sức mạnh, nghị lực đến với mọi hoàn cảnh.

Sau khi giao lưu văn nghệ, cô Nguyễn Thị Nhung Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Huệ gửi lời cảm ơn và chúc sức khoẻ đến Đoàn Nghệ thuật và cũng đã tiếp thêm động lực cho Đoàn.

 

Tiếp theo là thầy và trò của trường chia sẻ chút tấm lòng giúp những tài năng trẻ hoà nhập luôn lạc quan, giàu nghị lực và vươn lên trong cuộc sống.

Tuy thời lượng giao lưu văn nghệ chỉ có 30 phút nhưng đã để lại trong lòng mỗi thầy – trò của trường Tiểu học Nguyễn Huệ nhiều cảm xúc đáng trân quý. Đấy, thực sự là tiếng hát “Trái tim không tật nguyền”!

                                                       Người viết       
Nguyễn Thị Hồng Yến

                                                                                          

 

Chuyên mục phụ

https://drive.google.com/file/d/1F1W4TFhJ-2wUnIoAxDqWNUiK_NM16X6q/view?usp=sharing