- Chi tiết
- Viết bởi Bùi Nguyễn Thanh Hồng
Sau hơn một tuần tranh tài, sáng nay 10/12/2024, Trường Tiểu học Nguyễn Huệ đã chính thức kết thúc Vòng 7 – Sơ khảo cấp Trường sân chơi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm học 2024 – 2025. Đây là một vòng thi quan trọng, quyết định, giúp các em học sinh khẳng định bản thân và bước gần hơn tới danh hiệu Trạng Nguyên Tiếng Việt.
Trong không khí hào hứng và sôi nổi, trường Tiểu học Nguyễn Huệ vừa tổ chức thành công cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt dành cho các em học sinh từ khối 1 đến khối 5. Cuộc thi không chỉ là một sân chơi bổ ích mà còn là cơ hội để các em rèn luyện khả năng ngôn ngữ, khám phá kho tàng văn học dân gian Việt Nam và khơi dậy lòng yêu nước, giúp các em mở rộng hiểu biết.
Trong 5 ngày diễn ra cuộc thi Trạng Nguyên Tiếng Việt, không khí học tập tại trường thật sôi động. Các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 tham gia thi đấu một cách hăng say, thể hiện sự tự tin và khả năng ngôn ngữ đáng nể. Từ những câu đố hóc búa thử thách trí tuệ đến những câu hỏi đòi hỏi tư duy logic, các em đều hoàn thành xuất sắc. Thành công của cuộc thi là minh chứng rõ ràng cho sự nỗ lực không ngừng của các em học sinh, sự tận tâm của các thầy cô giáo và sự quan tâm của quý phụ huynh.
Cuộc thi không chỉ giúp các em rèn luyện kỹ năng làm bài, tư duy logic mà còn khơi dậy lòng yêu tiếng Việt, yêu văn hóa dân tộc. Đây cũng là dịp để các em giao lưu, học hỏi lẫn nhau và tạo nên một cộng đồng học tập sôi động.
Nhà trường xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các em học sinh, quý thầy cô, quý phụ huynh và tất cả những người đã đóng góp vào thành công của cuộc thi. Chúng tôi tin rằng, với những kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, các em sẽ tiếp tục tỏa sáng trên con đường học tập của mình.
Một số hình ành các em tham gia trong cuộc thi
![]() | ![]() |
- Chi tiết
- Viết bởi Võ Trần Thanh Hương
Nhằm hưởng ứng chương trình giáo dục truyền thông về nước sạch và bảo vệ môi trường năm 2024 được triển khai theo Công văn số 1748/SGDĐT-GDTH-GDMN ngày 10/9/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang, Trường Tiểu học Nguyễn Huệ đã tổ chức cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Nước sạch và Bảo vệ Môi trường”. Cuộc thi là một hoạt động thiết thực trong việc nâng cao nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, đồng thời khơi dậy niềm đam mê sáng tạo và tình yêu thiên nhiên trong các em.
Cuộc thi thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh trong trường. Với những sản phẩm tranh vẽ sáng tạo, sinh động về hình ảnh và màu sắc, thể hiện những thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường sống. Các em học sinh đã thể hiện sự nhạy bén và hiểu biết sâu sắc qua những bức tranh vẽ về sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch, các hoạt động bảo vệ môi trường, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và lên án những hành vi hủy hoại môi trường.
Thông qua cuộc thi, các em đã thể hiện được tài năng nghệ thuật và đóng góp tiếng nói của mình trong việc tuyên truyền về sử dụng và bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường. Ban giám khảo đã chọn ra những bức tranh xuất sắc để trao giải và trưng bày triển lãm tại trường, những bức tranh này không chỉ đẹp về mặt nghệ thuật mà còn mang đậm tính giáo dục, truyền cảm hứng về bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn nước sạch.
Cuộc thi vẽ tranh “Nước sạch và Bảo vệ Môi trường” là một hoạt động ý nghĩa, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao nhận thức và hành động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ trẻ. Trường Tiểu học Nguyễn Huệ hy vọng qua cuộc thi này, các em học sinh sẽ tiếp tục trở thành những tuyên truyền viên tích cực trong cộng đồng, cùng chung tay xây dựng một môi trường sống xanh, sạch đẹp và bền vững.
Người viết: Võ Trần Thanh Hương
- Chi tiết
- Viết bởi Phan Nguyễn Phương Thy
Thực hiện Công văn số 1748/SGDĐT-GDTH-GDMN ngày 10/9/2024 của
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tiền Giang về việc tổ chức triển khai chương trình
giáo dục truyền thông về nước sạch, bảo vệ môi trường năm 2024.
Tất cả giáo viên được dự buổi tập huấn do Bộ Giáo dục chủ trì, buổi tập huấn đã hướng dẫn giáo viên tổ chức dạy và học về tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, giữ gìn vệ sinh môi trường trường học; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm về bảo vệ môi trường, hoạt động ngoại khóa về bảo vệ, tiết kiệm nguồn nước và vệ sinh trường học, sau đó nhà trường đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.
Sáng ngày 11/11/2024, Trường Tiểu học Nguyễn Huệ đã triển khai chương trình giáo dục truyền thông về nước sạch, bảo vệ môi trường đến tất cả tập thể giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Đây là hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh nhà trường trong các hoạt động bảo vệ, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, ứng phó với biến đổi khí hậu đang ngày một gia tăng.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Trong các tiết dạy, giáo viên đã thực hiện lồng ghép, giới thiệu đến các em học sinh những kiến thức cơ bản nhưng vô cùng quan trọng về nước, cách tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch thông qua bộ tài liệu “Mizuiku – Em yêu nước sạch”. Và phát động đến các thầy cô giáo cùng tham gia quay clip “ Dòng chảy tri thức - Kiến tạo tương lai” để lan tỏa tình yêu thiên nhiên và nguồn nước đến với các học.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
“ Hãy tiết kiệm nước” – Tác phẩm ý nghĩa của các em học sinh lớp 4/1.
“Dọn rác” – Tác phẩm gửi thông điệp đến mọi người xung quanh.
Các tác phẩm của các em đã truyền tải các thông điệp tích cực, cần thiết nhằm bảo vệ môi trường nước như: sử dụng nước tiết kiệm, không xả rác xuống ao hồ, song suối, sử dụng nguồn nước sạch để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng,.... Mỗi hành động của tất cả chúng ta, dù nhỏ, cũng đều góp phần vào việc bảo vệ nguồn nước, đảm bảo nguồn tài nguyên quý giá này cho các thế hệ tương lai.
Người viết: Phan Nguyễn Phương Thy
- Chi tiết
- Viết bởi Trịnh Thị Hồng Hạnh
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ
TỔNG KẾT THỰC TẬP SƯ PHẠM ĐOÀN 5
SINH VIÊN LỚP ĐẠI HỌC GIÁO DỤC TIỂU HỌC
KHÓA 21 – TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG
Bài viết của Cô Trịnh Thị Hồng Hạnh
Trải qua 06 tuần thực tập tại trường, ngày 11/11/2024 các em sinh viên đoàn 5 lớp Đại học Giáo dục Tiểu học khóa 21 trường Đại học Tiền Giang đã tổng kết hoạt động thực tập sư phạm vòng 2 (năm thứ tư) tại trường Tiểu học Nguyễn Huệ.
Tham dự buổi tổng kết về phía khoa Sư phạm trường Đại học Tiền Giang, có Cô Nguyễn Giang Lam – Phó trưởng khoa Sư phạm cùng Thầy Mai Đức Long – Trưởng bộ môn, cô Nguyễn Ngọc Lan Hương, cố vấn hướng dẫn đoàn thực tập; Về phía nhà trường có Cô Nguyễn Thị Nhung - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng, Trưởng ban chỉ đạo thực tập; Cô Trịnh Thị Hồng Hạnh - PBT Chi bộ, Phó Hiệu trưởng, Phó chỉ đạo thực tập; Thầy Văn Thanh Biên - Chi ủy viên, Phó Hiệu trưởng, Phó Ban chỉ đạo thực tập. Cùng tất cả quý thầy cô được phân công hướng dẫn thực tập và 25 sinh viên trong 07 nhóm thực tập.
Trong buổi tổng kết, phát biểu đánh giá về kết quả của đợt thực tập, cô Nguyễn Thị Nhung ghi nhận sự nỗ lực cố gắng, tinh thần cầu thị và sự nhiệt tình của các em sinh viên. Đặc biệt, các em đã thể hiện chủ động, tích cực khi tham gia các hoạt động của nhà trường, đặc biệt nhất là chuyến tham quan về nguồn khu di tích quốc gia” Rạch Gầm- Xoài Mút” tại Huyện Châu Thành, Tiền Giang.
Đại diện trường Đại học Tiền Giang, cô Nguyễn Giang Lam Phó trưởng khoa Sư phạm chia sẻ: thành công của đợt thực tập không chỉ ở điểm số các em nhận được mà cô thực sự xúc động khi thấy học trò của mình đã tự tin và trưởng thành hơn rất nhiều sau thời gian thực tập tại trường. Trường Tiểu học Nguyễn Huệ luôn là cơ sở giáo dục được Khoa sư phạm tin tưởng lựa chọn đưa sinh viên về thực tập ở những khóa tiếp sau.
Đại diện đoàn thực tập, sinh viên Nguyễn Trọng Nhân đã chia sẻ cảm xúc sau 06 tuần thực tập tại trường là hành trình đầy cảm xúc và những trải nghiệm quý giá, với bao tình cảm lưu luyến, biết ơn.
Thể hiện lòng biết ơn các thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt đợt thực tập, các em sinh viên đã trao tặng món quà kỉ niệm cho nhà trường là một chậu hoa phong lan tươi thắm cùng bức tranh Tri Ân thầy cô để lưu giữ kỉ niệm. Nhà trường xin chúc các em sinh viên hoàn thành chặn đường học tập còn lại của mình thật tốt, hãy luôn vững hành trang để các em bước vào "nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý" phấn đấu trở thành những người giáo viên thực thụ trong tương lai, những người lái đò thầm lặng, những kĩ sư tâm hồn ươm mầm ước mơ xanh.
- Chi tiết
- Viết bởi Võ Trần Thanh Hương
THỰC HÀNH IN TRANH – HÌNH THỨC MĨ THUẬT MỚI TRONG DẠY HỌC MÔN MĨ THUẬT LỚP 5 TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN HUỆ THÀNH PHỐ MỸ THO, TIỀN GIANG
Trong nội dung đổi mới Sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ở môn Mỹ thuật lớp 5 đã có một số bài học mang tính khuyến khích các em học sinh trải nghiệm thực hành mỹ thuật, sáng tạo, hợp tác và giao tiếp với nhau. Sự đổi mới đó cũng tạo cảm hứng cho giáo viên mỹ thuật trong việc hỗ trợ học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mỹ và bước đầu sáng tạo nghệ thuật. Nội dung thực hành in tranh trong chủ đề “Thiên nhiên tươi đẹp với Bài 1: Thiên nhiên trong tranh in” là một trong những bài học lý thú luôn được học sinh chờ đón. Thời gian qua, cô và trò trường Tiểu học Nguyễn Huệ, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đã cùng nhau thực hiện theo kế hoạch bài dạy được xây dựng từ SGK và SGV mĩ thuật Lớp 5 đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
![]() | ![]() | ![]() |
hình 1,2: Tạo khuôn từ giấy bìa và in tranh
![]() | ![]() |
Hình 3,4,5: Khuôn in từ giấy bìa và tranh in.
Tranh in là một hình thức nghệ thuật khá mới đối với các em học sinh ở lứa tuổi Tiểu học. Nếu như trước kia khi thực hành mĩ thuật, kết quả của các em tạo ra chỉ là tranh vẽ, tranh xé dán giấy màu, hay các sản phẩm được nặn tạo hình, thì nay có thêm kiến thức, kĩ năng thực hành mới là tạo khuôn và in tranh, hình thức và kĩ thuật in được nâng dần lên từ lớp 1 đến lớp 5.
Các em bước đầu làm quen với tranh in, hình thành một số tư duy về cách tạo khuôn cho tranh in bằng bìa giấy. Các em sẽ luyện tập thực hành với sự kiên trì khéo léo, cẩn trọng từ việc phác thảo nội dung, bố cục tranh, tạo khuôn in, thảo luận, lựa chọn nguồn vật liệu, họa phẩm phù hợp với ý tưởng, mục tiêu bài học đến việc tiến hành thao tác in, điều chỉnh để hoàn thiện sản phẩm.
![]() | ![]() |
Hình 6,7: Trải nghiệm in tranh và sản phẩm của học sinh.
Phương pháp in tranh thu hút và hấp dẫn các em, khi các em sẽ tự tay mình tạo ra sản phẩm phong phú đa dạng, sinh động thẩm mỹ và vô cùng ngộ nghĩnh đáng yêu. Cảnh vật thiên nhiên quen thuộc mà các em nhìn thấy hằng ngày như cây cối, nhà ở, trường học, đồng ruộng... sẽ được tái hiện và mô phỏng trên tranh với bố cục, hình ảnh, đường nét và sắc độ đậm nhạt để in màu hoặc in trắng đen, nhằm mục tiêu tạo được không gian, độ xốp và chất cảm trên bề mặt của sản phẩm mỹ thuật.
Tiết thực hành tạo khuôn và in tranh giúp các em khám phá được nhiều kỹ thuật khác nhau như vẽ, cắt dán hình tạo không gian, bố cục của bức tranh; cách sử dụng màu nước trong quá trình vẽ và in dập, lưu ý không dùng màu quá đặc, quá lỏng hay quá nhiều màu, để tạo ra sản phẩm không quá nhòe, quá cứng mà tạo ra độ xốp của bề mặt tranh in. Qua đó các em biết phân biệt sự khác nhau về hình thức của tranh in với tranh vẽ. Điều này giúp các em phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo.
Việc phát triển tư duy hình ảnh, rèn luyện đôi tay khéo léo, bước đầu luyện tập kỹ năng in ấn ở mức độ đơn giản thông qua các sản phẩm tạo hình này sẽ giúp các em mạnh dạn hơn, biết liên hệ thực tế cuộc sống xung quanh, chủ động biểu đạt cảm xúc, tập cách thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật cũng là thể hiện vẻ đẹp trí tuệ. Các em tập vận dụng một số yếu tố, nguyên lý tạo hình để tạo ra sản phẩm, biết giới thiệu, chia sẻ về sản phẩm với bạn bè và mọi người.
![]() | ![]() | ![]() |
Hình 8,9,10: Cùng nhau chia sẻ, rút kinh nghiệm về sản phẩm của mình, của bạn.
Thông qua hoạt động dạy học tích hợp liên môn, giáo viên lồng ghép hình thức thể hiện của sản phẩm mĩ thuật với các chủ đề giáo dục an ninh quốc phòng, an toàn giao thông, giáo dục các em yêu quê hương đất nước và giữ gìn biển trời Tổ quốc, yêu trường lớp bạn bè, yêu thiên nhiên và bảo vệ môi trường, có ý thức tham gia giao thông an toàn, đúng luật v.v...
![]() | ![]() |
Hình 11,12: Bài học thú vị, học sinh tích cực hợp tác và chia sẻ cùng nhau.
Với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã chuẩn bị về phòng học và các tư liệu học tập, kinh nghiệm giảng dạy và quá trình thực hành mĩ thuật nhiều năm của giáo viên chuyên môn, cùng với sự hứng thú ngày càng tăng của học sinh, ngày càng đưa đến những kết quả đáng mừng trong giáo dục mĩ thuật, giúp học sinh hiểu, thực hành và lan tỏa giá trị của mĩ thuật trong cuộc sống.
Người viết: Võ Trần Thanh Hương
Chuyên mục phụ
Công khai
https://drive.google.com/file/d/1F1W4TFhJ-2wUnIoAxDqWNUiK_NM16X6q/view?usp=sharing